Myanmar - Bên trong lớp vỏ bọc “bất ổn” là tiềm năng kinh doanh dồi dào chưa được khai phá

Myanmar lâu nay tưởng như một đất nước bị quên lãng và chìm trong cô lập. Tuy nhiên, đất nước này đang vươn lên mạnh mẽ và thực sự đang trở thành một thị trường còn nhiều tiềm năng trong hợp tác kinh tế và thương mại với Việt Nam.

Diện tích 676.577km2 (gấp đôi Việt Nam) và có vị trí địa chính trị quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế. 
Khoảng 50% diện tích Myanmar (tương đương diện tích Việt Nam) là rừng núi, trong đó có nguồn tài nguyên gỗ quý khổng lồ.
Sở hữu trữ lượng dầu khí lớn (trữ lượng đã thăm dò đứng thứ 11 thế giới), tài nguyên khoáng sản cũng thuộc hàng lớn nhất trên thế giới. 
Gần 60 triệu người có thu nhập bình quân thuộc hàng thấp trên thế giới, sản xuất của Myanmar còn yếu kém nên chưa đủ đáp ứng nhu cầu trong nước. 
=> Vì vậy, Myanmar có nhu cầu nhập khẩu nhiều mặt hàng. 
Những năm qua, Việt Nam đã xuất khẩu một số mặt hàng sang Myanmar, song thị phần của những sản phẩm của nhập khẩu của ta còn thấp. Ví dụ: sản phẩm điện và điện tử (0,5%), nguyên phụ liệu may mặc (1,3%), thép các loại (1,4%), chất dẻo và sản phẩm chất dẻo (0,2%), hoá chất các loại (0,4%), hàng công nghiệp thực phẩm (1,6%). 
Ngoài ra, còn các sản phẩm khác mà Myanmar có nhu cầu rất lớn nhưng doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa thâm nhập vào thị trường này đáng kể như: thuốc chữa bệnh, thiết bị y tế, săm lốp các loại, đồng hồ đo điện, phụ tùng các loại, vật liệu xây dựng, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm, phân bón các loại, nông – ngư cụ …

=> Điều đó cho thấy doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn chưa chú trọng vào thị trường tương đối dễ tính và có nhu cầu lớn này.